Các hồ sơ thiết kế giai đoạn

Hồ sơ thiết kế của cả dự án đầu tư xây dựng có thể chia ra thành các bộ, tương ứng với các giai đoạn thiết kế. Có một giai đoạn thiết kế ý tưởng (thiết kế sơ bộ – concept design) và ba giai đoạn thiết kế triển khai là thiết kế cơ sở (basic design), thiết kế kỹ thuật (technical document) và thiết kế bản vẽ thi công (executive document), Nhà An Khang sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây.

a2_png_6_8_2015_14_0_32

Hồ sơ thiết kế sơ bộ là hồ sơ thiết kế đơn giản nhưng cô đọng nhất. Nhiệm vụ của thiết kế sơ bộ là lập được tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho công trình. Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc này không những phải đáp ứng một cách tốt nhất các mong muốn và yêu cầu của chủ đầu tư mà còn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đi kèm với tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, tư vấn thiết kế phải có các thuyết minh cần thiết cho các ý tưởng của mình, tính toán các thông số kinh tế kỹ thuật cơ bản của dự án như diện tích sàn của các phần chức năng, số tầng nổi, tầng ngầm, tầng kỹ thuật v.v..

construction drawing - section_6

Hồ sơ thiết kế cơ sở nằm trong hồ sơ lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Hồ sơ dự án này bao gồm các nội dung công việc phải thực hiện được quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở.

Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

kien-truc-01

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

1. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;

b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; 

d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật  chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. 

2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:

a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;

đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

p.txt

 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công lần lượt là các bước tiếp theo, triển khai chi tiết các giải pháp đã được thông qua ở thiết kế cơ sở. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thường chỉ cần thiết khi công trình có quy mô lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật tức là khi áp dụng hình thức thiết kế 3 bước và chi tiết hóa các giải pháp, tính toán đã thực hiện ở giai đoạn thiết kế cơ sở nhằm giảm bớt các khó khăn cho giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là hồ sơ bản vẽ chi tiết nhất, thể hiện đầy đủ các thông tin đảm bảo việc thi công được chính xác và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật.