Thử tải công trình

Với bài tư vấn thử tải công trình Nhà An Khang giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn hoàn  thành công trình một cách cẩn trọng và an toàn hơn.

Mục đích

  • Mục đích của việc thử tải là xác định khả năng chịu tải thực tế của hệ sàn cần kiểm tra.

Phương pháp thí nghiệm

  • Việc gia tải theo sơ đồ chất tải và theo từng cấp cho đến tải trọng thử nghiệm lớn nhất.
  • Việc gia tải theo sơ đồ chất tải và theo từng cấp cho đến tải trọng thử nghiệm lớn nhất.
  • Việc chất tải được đo nhằm tạo ra một lực tác dụng lên ô sàn tương tự như tải trọng thiết kế phân bố đều. Tải trọng thử nghiệm lên sàn không nhỏ hơn tải trọng tiêu chuẩn và không lớn hơn tải trọng tính toán.
  • Tại mỗi giai đoạn chất tải, tiến hành quan sát số lượng các vết nứt, xác định chiều rộng của vết nứt lớn nhất (nếu có), theo dõi sự chuyển vị tại các đồng hồ đo chuyển vị được gắn trên các cấu kiện cần thử tải. Việc kiểm tra này được tiến hành trong suốt quá trình chất tải cho đến khi dỡ hết tải.
  • Ghi nhận chiều rộng của vết nứt lớn nhất, độ vừng của cấu kiện ứng với từng mức tải khi tăng tải và khi dỡ tải. Xác định vết nứt lớn nhất và độ võng lớn nhất trong quá trình thử tải.

52-image002

Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

  • Đồng hồ đo chuyển vị, độ chính xác 0,01 mm;
  • Kính phóng đại độ chính xác 0,02 mm
  • Máy thủy bình có độ chính xác 0,8 mm;

Trình tự thí nghiệm

  • Lắp đặt hệ thống dàn giáo chống nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình thử nghiệm.
  • Lắp đặt sẵn các đồng hồ đo dưới đáy sàn tại các vị trí cần đo. Ghi lại giá trị ban đầu từng đồng hồ đo chính xác đến 0,01mm.
  • Kiểm tra lại hiện trạng các bản sàn trước khi thử tải như độ võng, vết nứt, chuyển vị.
  • Đo đạc chiều dài vệt nứt, chiều rộng vết nứt, đánh dấu vị trí các vết nứt (nếu có), đo đạc vi ghi nhận các vị trí võng, chuyển vị lớn nhất dưới các ô sàn thử nghiệm (nếu có) trước khi chất tải. Việc thử tải chỉ được tiến hành trên các cấu kiện không có dấu hiệu của sự hư hỏng.
  • Sau mỗi cấp tải tiến hành thu thập số liệu thử nghiệm ngay sau khi chất tải xong và sau khi chất tải xong 5 phút. Nếu trong 5 phút kết cấu chưa có biểu hiện ổn định tiếp tục theo dõi và đọc số liệu thí nghiệm tại các thời điểm cách nhau 5 phút cho đến khi kết cấu ổn định hoặc dừng thí nghiệm và hạ tải nếu có dấu hiệu kết cấu có nguy cơ bị phá huỷ. Kết cấu được coi là ổn định sau mỗi cấp tải khi số gia về độ võng sau 5 phút nhỏ hơn 10% độ võng ban đầu của cấp tải đó.

p.txt

  • Tiến hành chất tải phân bố đều lên sàn với cấp tải tiếp theo lên sàn và duy trì cấp tải này trong thời gian 60 phút. Trong quá trình này, ghi nhận số lượng vết nứt xuất hiện tại đáy sàn, xác định bề rộng tại các vị trí vết nứt lớn nhất, ghi nhận giá trị biến dạng trên các đồng hồ đo tại các thời điểm 5 phút, 30 phút & 60 phút sau khi gia tải. Trong suốt qúa trình chất tải, độ võng tại các vị trí đặt đồng hồ của ô sàn được kiểm tra sơ bộ bằng máy thủy bình nhằm đảm bảo kiểm tra độ chính xác của các đồng hồ đo & an toàn của công trình trong quá trình thử nghiệm.
  • Nếu chỉ số độ võng và biến dạng nhỏ hơn giới hạn cho phép, tiếp tục chất tải như trên tương ứng với các cấp tải tiếp theo, tại mỗi cấp tải tiến hành ghi độ võng và biến dạng của sàn tại các đồng hồ đo.
  • Khi tải trọng chất lên sàn đạt 100%, duy trì cấp tải này trong thời gian 24 giờ ghi nhận số lượng vết nứt xuất hiện tại đáy sàn, xác định bề rộng tại các vị trí nứt lớn nhất, ghi nhận giá trị biến dạng trên các đồng hồ đo tại các thời điểm 5 phút, 30 phút & 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24 giờ sau khi tải trọng trên sàn đạt 100%.
  • Dỡ tải theo từng cấp tương ứng với giá trị bằng hai lần giá trị cấp gia tải, tại mỗi cấp duy trỡ tải trong thời gian 30 phút. Tiến hành ghi nhận giá trị biến dạng trên các đồng hồ đo như trong giai đoạn chất tải, đo độ võng và biến dạng cho đến khi tải được dỡ hoàn toàn.
  • Tiến hành ghi số liệu thí nghiệm để xác định độ võng dư sau khi đó dỡ bỏ tải trọng thí nghiệm 24 giờ.